Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

Vui cười!


Mẹ vợ - giống và khác nhau?
- Mẹ nuôi ta lúc ta còn bé, ta ốm, mẹ mua phở bắt ta ăn;

vợ nuôi ta lúc ta đã lớn, ta khoẻ, vợ đe ta "đừng có mà chán cơm, thèm phở!".
- Khi ta bé, ăn thêm bát cơm thì mẹ mừng cho ta chóng lớn;

 khi ta có vợ rồi, uống thêm cốc rượu thì vợ lo ta chóng... xỉn!
- Mẹ cho ta tiền đi cắt tóc, dặn cắt ngắn cho mát;

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

Truyện ngắn.

Bàn Tay
Võ Thành An

Hai đứa cùng trọ học xa nhà, thân nhau. Lần vào quán nước, sợ tôi không đủ tiền trả em lòn tay xuống gầm bàn đưa tôi ít tiền. Vô tình đụng tay em... mềm mại.

Ra trường, hai đứa lấy nhau. Sống chung, em hay than phiền về việc xài phí của tôi. Bận nọ tiền lương vơi quá nửa đem về đưa em... chợt nhận ra tay em có nhiều vết chai.

Tự trách, mấy lâu mình quá vô tình.


Đánh Đổi
Song Vũ

Chị yêu anh vì vẻ lãng mạn và coi thường vật chất. Chị xa anh cũng vì lẽ đó. Nhân chứng của cuộc tình là chiếc xe đạp, nó chở đầy kỷ niệm của một thời yêu nhau.

Mười năm xa cách, anh lao vào cuộc mưu sinh và có một gia sản ít ai bằng.

Tình cờ anh gặp chị tại nhà, nhìn thấy chiếc xe đạp ngày xưa, chị hỏi: anh còn giữ nó? Anh nghẹn ngào: "Anh làm ra những thứ này mong đánh đổi những gì anh có trên chiếc xe đạp ngày xưa".


Cổng trường
Thanh Hải

Cổng trường ngày thi đông nghẹt thí sinh & phụ huynh. Những gánh hàng, dãy quán mọc lên san sát trên khoảng đất trống cạnh trường.
"Út, Út, Út ơi!". Cô học trò lúng túng tách khỏi đám bạn, đi về phía tiếng kêu.
"Ăn đi con. Xôi đậu. Thi sẽ đậu đấy".
"Con ăn rồi. Sao má lại ra đây!". Cô quày quả vào trường, vội vàng như trốn chạy...
...Mùa thi lại về. Cô giáo trẻ tần ngần trước cổng trường nhộn nhịp. Giọt nước mắt muộn màng đọng nơi khóe mắt. "Con mãi sẽ không đậu khi chối từ gánh xôi của má. Má ơi!".


Lòng tin
Thanh Vân

Xe ngừng…
- Mận ngọt đây!...
- Bao nhiêu tiền bịch mận đó?
- Dạ 2000.
- Hổng có tiền lẻ!

- Để con đổi cho!
Cái bóng nhỏ lao đi. Năm phút, mười phút…
- Trời! đồ ranh! Nó cầm 5000 của tui đi luôn rồi!
- Ai mà tin cái lũ đó chứ!
- Bà tin người quá!...
Xe sắp lăn bánh… Cái bóng nhỏ hớt hải:
- Dì ơi! Con gửi ba ngàn. Đợi hoài người ta mới đổi cho!


Sưu tầm
Đức Nhượng

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

Về thăm trường cũ

Năm nay về quê ăn Tết cùng bà con dòng họ, đến mùng 3 một mình tôi quyết định ghé thăm trường cũ, Trường Cấp 3 B Hải Hậu ngày xưa.
Con đường từ Hải Cường xuống Hải Phú bây giờ trải nhựa phẳng phiu dập dìu người xe đi du xuân hay đi chúc tết, nam thanh nữ tú quần áo bảnh bao nói cười "vui như tết”. Chạnh lòng nghĩ về những mùa đông cũng trên con đường này lầy lội, rét mướt mình cuốc bộ đến trường. Miên man với dòng suy nghĩ chẳng mấy chốc xe đã đưa tôi đến cổng trường, một cảm giác bâng khuâng khó tả. Chỉ còn cây gạo già sần xù u bướm thời gian, lặng đứng trước cổng là còn lưu dấu tích xưa.



Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

Thoáng xuân Đà Lạt.


Thoáng xuân Đà Lạt.

Vài hình ảnh ghi lại nhân chuyến du xuân DaLat

 

Về quê ăn Tết Tân Mão

Như đã được lập trình, đến hẹn lại lên, dù trăm công ngàn việc, khi những ngày cuối cùng của năm cũ khép lại, đồng hồ đếm ngược trong tâm thức bắt đầu kích hoạt, hiển thị con số ngày 25 rồi 26, 27…28 tháng chạp. “Tết ! tết !!!.. Tết đến rồi…” Cũng là lúc tôi gác lại mọi lo toan, công việc để chuẩn bị cho chuyến Về Quê Ăn Tết.
Rút kinh nghiệm xương máu từ những lần trước, kỳ này tôi đã book vé máy bay từ hai tháng trước nên vấn đề đi lại chẳng lăn tăn gì nhiều.

Về quê ăn Tết

GHI CHÉP DỌC ĐƯỜNG :Tôi cũng hoàn cảnh như bao người VN trong cuộc mưu sinh vì nhiều lý do mà ly hương biệt xứ, có khi tận hai đầu đất nước Móng Cái – Cà mau, xa hơn nữa mãi bên trời Âu, Phi, Mỹ…Trong cuộc “thiên di” ấy cuộc sống luôn đặt ra cho mỗi người những thách thức lo toan phải vượt qua để thích nghi, tồn tại và hòa nhập. Quanh năm suốt tháng bận rộn để rồi mỗi dịp Tết đến Xuân về trong không khí náo nức chuẩn bị Tết, lòng ta chợt chùng xuống, cái cảm giác man mác xốn xang lại trỗi dậy trong lòng những đứa con tha hương, như bản năng thúc dục ta tìm về đoàn tụ với gia đình nơi chôn rau cắt rốn.

Thứ Bảy, 5 tháng 2, 2011

Vô cùng thương tiếc báo tin !

Anh: Phạm Văn Sơn


Phạm Văn Sơn
Quê: Trực Thái, Khóa: 1974 - 1977
ĐC : Gò Vấp   Ctác: BĐBP Tp. HCM
  Công tác: Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Tp. HCM  đã từ trần vào ngày mùng 1 tết Tân Mão sau một cơn bạo bệnh tại bệnh viện 175 Quân đội (Gò Vấp Tp. HCM).
Lễ viếng diễn ra vào ngày 9/2/2011 (tức ngày mùng 7 AL) tại nhà tang lễ Bộ Quốc phòng (đường Phạm Ngũ Lão, quận Gò Vấp).
Lễ di quan : Sáng 10/2 
Ban Liên Lạc Hội đã tổ chức đoàn đi viếng vào ngày 9/2/2011.
 Anh Sơn ra đi là một mất mát quá lớn đối với gia đình, người thân, lực lượng Bộ đội Biên phòng Tp. HCM và bạn bè.
Toàn thể thành viên HSC3BHH ,Thầy cô giáo xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình thân quyến anh Sơn. Cầu cho linh hồn anh được an nghỉ ở nơi vĩnh hằng.

                                                       Ban LL Hội Cựu Học Sinh Cấp 3B Hải Hậu

Tại sao các nước như Trung quốc, Hàn quốc, Nhật bản gọi là năm Thỏ mà VN lại gọi là năm con Mèo?


Tại sao các nước như Trung quốc, Hàn quốc, Nhật bản gọi là năm Thỏ mà VN lại gọi là năm con Mèo?
Theo truyền thuyết Trung Quốc, một ngày nọ có 12 con vật muốn quyết định thứ tự nắm giữ các năm. Chúng hỏi ý Thượng đế và Người đã tổ chức một cuộc thi: Ai đến được bờ sông bên kia sớm nhất sẽ là con thú đứng đầu, và còn lại sẽ được quyết định dựa trên thứ tự về đích.
12 con thú tập trung tại bờ sông và bắt đầu thi. Con Trâu không biết rằng con Chuột đã lén leo lên lưng nó. Khi Trâu chuẩn bị đến đích thì Chuột đã nhanh chân nhảy lên và chiến thắng. Về sau cùng là con Heo lười biếng. Chính vì vậy con vật đầu tiên của 12 con giáp là chuột, kế đến là bò, hổ, thỏ và cuối cùng là heo.