Thứ Bảy, 5 tháng 2, 2011

Tại sao các nước như Trung quốc, Hàn quốc, Nhật bản gọi là năm Thỏ mà VN lại gọi là năm con Mèo?


Tại sao các nước như Trung quốc, Hàn quốc, Nhật bản gọi là năm Thỏ mà VN lại gọi là năm con Mèo?
Theo truyền thuyết Trung Quốc, một ngày nọ có 12 con vật muốn quyết định thứ tự nắm giữ các năm. Chúng hỏi ý Thượng đế và Người đã tổ chức một cuộc thi: Ai đến được bờ sông bên kia sớm nhất sẽ là con thú đứng đầu, và còn lại sẽ được quyết định dựa trên thứ tự về đích.
12 con thú tập trung tại bờ sông và bắt đầu thi. Con Trâu không biết rằng con Chuột đã lén leo lên lưng nó. Khi Trâu chuẩn bị đến đích thì Chuột đã nhanh chân nhảy lên và chiến thắng. Về sau cùng là con Heo lười biếng. Chính vì vậy con vật đầu tiên của 12 con giáp là chuột, kế đến là bò, hổ, thỏ và cuối cùng là heo.

Cuộc chạy đua quyết định thứ tự
Sau Chuột, Trâu là con vật thứ hai đến đích.
Vất vả khi phải vượt qua con sông mà cứ phút chốc là suýt bị nhấn chìm bởi dòng nước mạnh, Hổ cũng đã về thứ ba.
Bằng cách nhảy từ tảng đá này sang tảng đá khác với đôi chân nhanh nhẹn, Thỏ đã đến đích thứ tư
Thứ năm là Rồng, vừa bay tới vừa nhả lửa trên bầu trời. Thượng Đế thắc mắc tại sao một con vật mạnh mẽ như Rồng lại không đến đích đầu tiên, Rồng trả lời vì nó còn phải dừng lại giữa đường, làm mưa giúp dân dưới trần thế.
Ngay sau Rồng là Ngựa, đến đích bằng một cú phi nước đại. Nhưng đột nhiên Rắn lại xuất hiện rên móng guốc Ngựa làm Ngựa hoảng sợ nhảy lại một bước phía sau, nhường chỗ thứ sáu cho nó. Ngựa đành nhận lấy chỗ thứ bảy trong 12 con giáp. Cách đó không xa, ba con vật: Cừu, Khỉ và Gà đang chạy tới đích.
Gà chia tấm ván cho cả Cừu và Khỉ cùng ngồi, một lúc sau tấm ván cũng tới được bờ. Hoàng đế vô cùng cảm kích trước sự đoàn kết của chúng liền cho Cừu đứng thứ tám, Khỉ thứ chín và Gà thứ mười trong danh sách 12 con giáp.
Thứ mười một là Chó. Để giải thích cho sự chậm trễ của mình, mặc dù là con vật bơi giỏi nhất, Chó nói mình đã ngừng lại khá lâu để tắm rửa trên dòng sông.
Sau Chó, con vật cuối cùng là Heo. Câu nói “Heo lười” cũng là từ sự việc này, khi trên đường tới đích, Heo đã ngừng lại ăn uống và cuối cùng là ngủ quên mất

Chú mèo ở đâu?
Trong danh sách 12 con vật kể trên không hề có sự xuất hiện của chú mèo vì theo truyền thuyết 12 con giáp của người Trung Quốc thì chú mèo đã không hề tham gia cuộc thi chạy đua này.
Thật ra, Mèo và Chuột từng chơi rất thân với nhau. Vì có rất nhiều câu chuyện xung quanh truyền thuyết 12 con giáp, nên cũng có rất nhiều lý do giải thích sự hận thù giữa Mèo và Chuột. Mà phổ biến nhất là: khi Thượng Đế thông báo về cuộc đua giữa các con vật dưới trần thế, Mèo nhờ Chuột sang gọi mình vào ngày tổ chức. Tuy nhiên, Chuột quên mất lời hứa của mình, bỏ Mèo ngủ ở nhà. Mèo tỉnh dậy thì bữa tiệc kết thúc, 12 con giáp cũng được sắp xếp xong. Mèo và Chuột từ đó trở thành kẻ thù của nhau.
Trong truyền thuyết Việt Nam thì Mèo là anh em của Hổ nên khi đi lên thiên đình cả hai con đều được trở thành linh thú. Cũng có người nói rằng với Việt Nam thì hình ảnh chú Mèo là thân thiết và gần gũi hơn với con người (giống như Chó) cho nên chú Mèo được chọn là hình ảnh con giáp thứ tư thay thế cho Thỏ.

Cũng có truyền thuyết cho rằng : Mèo rất ghét Chuột nên khi 12 con vật đang ở trên cung đình thì Mèo cũng rình theo sau và bị Chó phát hiện và sủa lớn đuổi đi. Cùng lúc đó, Hằng Nga vừa ghé qua, thấy Thỏ đẹp quá nên đem Thỏ về Nguyệt Linh Cung lảm Linh Thú mà quên báo với Ngọc Hoàng nên vị trí thứ tư giữa Hổ và Rồng bị bỏ trống, Mèo bị chó dọa cho khiếp vía nên vội núp vào giữa hai con vật to lớn là Hổ và Rồng để chó không phát hiện ra. Thế là khi Ngọc Hoàng làm phép cho 12 con vật đã vô tình cho Mèo vào 12 con giáp

Trong tiếng Hoa, phát âm tên con mèo là “mao”, rõ là khá giống người Việt phát âm “mèo”. Cả hai cách phát âm bắt nguồn từ âm tiếng Hán thời xưa “mão”. Ở Trung Quốc ngày xưa thường bị lẫn lộn giữa mèo và thỏ trong cách viết và phát âm. Vì thỏ là loài vật có nhiều ý nghĩa hơn mèo trong văn hóa truyền thống Trung Hoa nên người Trung Quốc về sau này đã quyết định chọn con Thỏ để đưa vào 12 con giáp.
Trái lại ở Việt Nam, dường như loài thỏ không có đặc điểm gì nổi bật, ngoài việc được đánh giá là một loài vật hiền lành. Trong khi đó, từ xưa đến nay loài mèo ở Việt Nam được xem là “hổ con” và là loài vật nuôi rất gắn bó với cuộc sống của nhiều gia đình tại Việt Nam, xuất hiện trong các câu chuyện, tranh vẽ và nhiều thành ngữ, tục ngữ, ca dao... Không những thế, mèo còn được biết đến với khả năng bắt chuột hữu hiệu. Có lẽ vì vậy mà người Việt vẫn giữ nguyên âm gốc “Mão” để đặt năm con giáp là Mèo.

Người Việt đã thay đổi biểu tượng con Mèo thay cho Thỏ bởi Thỏ là loài động vật thuộc bộ gặm nhấm. Trong khi đó thì 12 con giáp đã có một con cũng thuộc loài gặm nhấm là chuột rồi. Các loài vật trong 12 con giáp nên khác nhau”.
“Dân gian Việt Nam có câu “ghét nhau như chó với mèo”. Sự khác biệt hay thậm chí đối đầu nhau giữa một số con vật biểu trưng trong 12 con giáp đã thể hiện sự cân bằng âm dương trong vòng xoay vũ trụ, thể hiện sự dung hòa của các mặt đối lập và do đó, việc con mèo nằm trong 12 con giáp là điều tốt và góp phần khiến cho các cung hoàng đạo trở nên phong phú hơn”.
(NHT sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

--------------------------------------------------------------------
Chào bạn!
Cám ơn bạn đã dành thời gian quý báu ghé thăm Blog của hội cựu HS bọn mình!

Rất vui khi bạn để lại đôi dòng cảm nhận và đánh giá.
Chúc bạn luôn vui khỏe, hạnh phúc & thành đạt!

BLL hội cựu học sinh cấp 3b Hải Hậu
--------------------------------------------------------------------

* Bạn không có tài khoản Google vẫn có thể nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL. Với Tên/URL bạn chỉ cần viết tên mình trong ô [Tên:] và bỏ trống ô [URL:]
-> xong nhấn vào [Tiếp tục] -> nhấn [Đăng nhận xét] là OK.