Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Trầm Bê - Đại gia bí ẩn ngành ngân hàng

Thứ Hai, 28/05/2012 - 12:44

Trầm Bê - Đại gia bí ẩn ngành ngân hàng

Ngày 26/5, ông Trầm Bê và con trai là ông Trầm Khải Hòa đã được bầu vào HĐQT của Ngân hàng Sacombank.

Họ tên: TRẦM BÊ













Chức vụ đang nắm giữ: +Thành viên HĐQT Ngân hàng Sacombank

+ Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Triều An
+ Phó Chủ tịch CTCP Thương mại Vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC).


+ Thành viên HĐQT CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI)
Lĩnh vực kinh doanh Bất động sản, Ngân hàng

Thường trú  Q.6, TP Hồ Chí Minh
Gia đình: Vợ: Viên Đông Anh


Con trai: Trầm Trọng Ngân


Con trai: Trầm Khải Hòa


Con gái: Trầm Thuyết Kiều

Tài sản: Cổ phần tại Ngân hàng Phương Nam, BCCI, Bệnh viện Triều An…
Quá trình công tác
+ Từ 1986 – 1990: Phó giám đốc xí nghiệp Hợp danh 1/5 Quận 6
+ Từ 1991 – 1994: Giám đốc Cty TNHH CB Lâm sản Đông Anh
+ Từ 1995 – 2001: Chủ tịch HĐQT Cty TNHH Đông Anh
+ Từ 2002 – 2004: Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Dân lập Triều An
Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Sơn Sơn
+ Từ 2005 đến nay: Chủ tịch HĐQT Bệnh viện Dân Lập Triều An
- Thành viên HĐQT Ngân hàng Phương Nam Nhiệm kỳ IV (2004 – 2009)
Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam Nhiệm kỳ V (2009 – 4/2012)
Ông Trầm Bê là người đi lên từ bất động sản. Từ năm 1994-1999 ông là phó Ban quản lý dự án Khu dân cư An Lạc Bình Trị Đông. Từ năm 1999 đến nay là thành viên HĐQT của CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI).
Tuy nhiên, ông Bê có phần nổi tiếng hơn trong lĩnh vực ngân hàng với vai trò là cổ đông lớn và Phó Chủ tịch Ngân hàng Phương Nam.
Ngoài ra, ông là Chủ tịch của Bệnh viện Triều An – một bệnh viện tư nhân lớn tại Tp.HCM và cùng với các con tham gia HĐQT của một số công ty khác như CTCP Vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC) và CTCP Chứng khoán Phương Nam (PNS).
Đang/đã từng là Chủ tịch HĐQT của CTCP Địa ốc Bình Tân.
5/2012: Tham gia HĐQT Sacombank
Tài sản
Trên sàn chứng khoán, ông Bê sở hữu 2,21 triệu cổ phiếu BCI, tương ứng 3% vốn điều lệ CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh. Lượng cổ phiếu này hiện có trị giá hơn 40 tỷ đồng.
Tính đến đầu năm 2012, Ông Bê và 2 con Trầm Thuyết Kiều, Trầm Trọng Ngân nắm giữ gần 20% cổ phần của Ngân hàng Phương Nam.
Mặc dù không có tên trong danh sách các cổ đông lớn của Sacombank nhưng Ngân hàng Phương Nam cùng một số liên quan đã có tới 4 ghế trong HĐQT mới của Sacombank.

Ngay từ khi bắt đầu xuất hiện những tin đồn về việc Sacombank bị thâu tóm, Trầm Bê là một trong những cái tên được nhắc đến đầu tiên. 
Theo quy định hiện hành, một người chỉ có thể là Thành viên HĐQT của một tổ chức tín dụng.
Vì vậy, ông Trầm Bê cùng con trai là ông Trầm Khải Hòa đã rút khỏi ban lãnh đạo của Ngân hàng Phương Nam để tham gia vào HĐQT của Sacombank.
Gia đình
Ông Trầm Bê là con trai lớn trong một gia đình nghèo có 4 anh em; quê quán tại xã Hàm Giang, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.
Ông Trầm Bê cùng vợ là bà Viên Đông Anh có 3 người con gồm ông Trầm Trọng Ngân, bà Trầm Thuyết Kiều và ông Trầm Khải Hoà.
Bà Trầm Thuyết Kiều (sinh năm 1983) hiện nắm gần 10% cổ phần của và là Phó Tổng Giám Đốc Khối khách hành tổ chức Ngân hàng Phương Nam. Bà Kiều cũng là Phó TGĐ của Vàng bạc đá quý Phương Nam (NJC).
Ông Trầm Trọng Ngân – TGĐ Công ty CTCP Chế biến thủy hải sản Sơn Sơn chuyên về chiếu xạ, xuất khẩu Thanh Long.
Ông Trầm Khải Hòa (sinh năm 1988) được bầu làm Chủ tịch Chứng khoán Phương Nam (PNS) từ tháng 10/2011.

Hoạt động kinh doanh
Một trong những công trình lớn được ông Trầm Bê đầu tư (thông qua Công ty TNHH Xây dựng Hàm Giang) là Cụm Cảng Long Toàn có số vốn khoảng 1.700 tỷ đồng, diện tích trên 170ha tại huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Dự án được khởi công vào đầu năm 2010.
Một dự án lớn khác là đầu tư 60 triệu USD để mua lại khu Cupertino Square, trước đây được biết dưới cái tên là Valco Fashion Park.
Thuộc tuýp người ít xuất hiện trên báo giới, những lần hiếm hoi ông Bê lên tiếng là vụ nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Phương Nam Lê Anh Kiệt bị bắt hay lần con trai Trầm Trọng Ngân bị bắt cóc đòi tiền chuộc 10 triệu USD.
Một số công ty liên quan đến gia đình ông Trầm Bê
Hoạt động từ thiện
Qua báo chí có thể thấy gia đình ông Trầm Bê đã chi nhiều tiền cho công tác từ thiện như xây trường học, xây chùa…
Trong số đó có công trình nổi tiếng là Chùa Vàm Ray tại quê hương của ông. Đây được xem là ngôi chùa phật giáo lớn nhất Việt Nam.
Theo TTVN
--------------------------------------
Trích nguồn: www.dddn.com.vn

Nguồn: http://dddn.com.vn/2012052812404956cat196/tram-be-dai-gia-bi-an-nganh-ngan-hang.htm 
----------------------------
Mời các bạn xem loạt ảnh về dinh thự của doanh nhân Trầm Bê của anh NHT được đăng trên Blog của hội.
http://cuuhocsinhc3bhh.blogspot.com/2012/04/tham-dinh-thu-cua-doanh-nhan-tram-be.html


Thứ Hai, 28 tháng 5, 2012

Chúng tôi vào học cấp 3 hay Ngày ấy và bây giờ!


         Đúng chiều 30/4/1975, thầy và trò lớp 7 chúng tôi đi chơi tại bãi biển Hải Thịnh. Chiều về đến trung tâm xã nghe tin giải phóng miền Nam, chúng tôi vỡ òa trong sung sướng! Sau đó chúng tôi tốt nghiệp lớp 7. Vậy là hết cấp 2, chuẩn bị vào cấp 3. Qua một mùa hè khó nhọc, cánh chúng tôi con nhà nông dân tuy còn ít tuổi cũng phải ra đồng làm việc như một lao động chính. Thời đó, lúc đó, thanh niên trong làng đều đi bộ đội hết, chỉ còn lũ chúng tôi cỡ 14-16 tuổi cùng phụ nữ đảm nhận công việc nặng nhọc của đồng áng. Nông dân vất vả là thế. Bây giờ, thấy bọn trẻ sướng quá trời.
         Đầu tháng chín, chúng tôi vào học lớp 8 Trường cấp 3B tại Hải Phú (Hải Hậu, Nam Hà). Chúng tôi học hệ phổ thông 10 năm, lúc bấy giờ huyện Hải Hậu chỉ có hai trường cấp 3, trường cấp 3A và B. Ôi con đường đau khổ!?!. Từ Hải Thịnh chúng tôi đi bộ vào Hải Phú, chiều chủ nhật cả bọn đi bộ hàng dài xuyên qua xã Hải Châu, Hải Ninh rồi đến Hải Phú. Cỡ chừng chục cây số. Có một vài bạn xin tạm gọi là con nhà giàu được cha mẹ sắm cho chiếc xe đạp đi học là oách lắm! Các bạn này thường đi vòng qua xã Hải Hòa, Hải Cường rồi đến Hải Phú, vì đường xa hơn nhưng đường rải đá dễ đi hơn. Còn chúng tôi theo đường Hải Châu, ôi sao lầy lội!. Chiều tối thứ 7, chúng tôi cả đoàn lại kéo nhau đi bộ về nhà. Ngày đó, lớp 8 chúng tôi phải học buổi chiều. Cái cảnh tay xách, lách mang vô cùng là hài hước và cảm động. Chiều chủ nhật, khoảng 2-3 giờ chiều là chúng tôi đi bộ vào trường. Trên người mỗi đứa, nào là gạo đựng trong ruột tượng của mấy chú bộ đội cho, dầu hỏa để đun nấu, rau củ quả, mắm muối, kính thưa các loại…. Đau khổ nhất là những ngày trời mưa to. Chúng tôi phải mang áo mưa, tay xách dép. Đường quá trơn nên không thể đi dép được. Đứa nào khấm khá thì đi dép Tiền phong quai nhựa, còn đứa nào gia cảnh xui xẻo thì phải đi dép cao su. Bây giờ, đi dép cao su là dân sành điệu đấy!. Hồi đó, ai đi dép cao su thì trong túi quần phải thủ sẵn chiếc kẹp để xỏ dép vì quai cao su thường xuyên bị tuột ra. Trời mà mưa thì ôi thôi, đất thịt thấm nước cứ nhão ra, trơn tườn tượt (tiếng Hải Hậu). Chiếc dép râu cao su quai đi đằng quai, đế đi đằng đế(!). Bắt buộc mọi người phải xách dép, đi chân không nhưng phải bấm ngón chân thật chặt vào đất để khỏi bị té ngửa; uỵch….uỵch!!, ngoảnh đầu quay lại thấy một bạn lấm lem là biết rồi. Cái chuyện bị ngã là phình phường như cơm bữa ở Hải Châu, Hải Phú. Có hôm gặp phải cơn giông hoặc bão lớn thì cứ việc dang hai tay căng áo mưa ra là gió cứ đẩy người đi, thật sướng nhé! Giữa hai xã Hải Châu và Hải Thịnh có một con sông, do vậy tụi mình phải đi qua một con đò, đi qua một bãi tha ma (nghĩa địa), ngày thứ 7 nào mà bị cô giáo phạt cho về muộn thì ôi thôi rất là sợ ma ở nghĩa địa vì trời tối đen như mực ấy. Ngày đó có ma thật đấy, còn bây giờ lớn rồi, đi tìm ma, chẳng thấy đâu?
            Chưa bắt đầu vào học chính thức, mỗi học sinh phải đóng góp một cây tre, một bó rạ để góp phần xây dựng lớp học. Năm 1975, những lớp học tạm bợ, hoang tàn có khi tường nhà được đắp bằng đất sét. Đa số học sinh chúng tôi phải ở trọ xung quanh nhà trường, đứa thì ở nhà người bà con, đứa thì rủ rê nhau nhờ những chỗ quen biết qua người khác giới thiệu. Dân Hải Phú tốt thật, rất ít nhà họ lấy tiền trọ, đa số là phi!. Cánh chúng tôi thường nấu ăn riêng để khỏi ảnh hưởng đến gia đình người cho ở nhờ, đủng đỉnh cái bếp dầu, vài ba cái xoong nhỏ thế là xong bữa cơm. Thức ăn thì cực kỳ đơn giản, rau cỏ mắm muối là chính. Thịt, cá gọi là xa xỉ! Ăn cơm dạo ấy thấy đói lắm không đủ no, bởi chúng tôi đang tuổi ăn tuổi ngủ mà. Chiếc đèn dầu tù mù, chúng tôi hay gọi là đèn Hoa kỳ đeo đẳng cùng chúng tôi suốt ba năm học. Buổi tối cặm cụi ngồi học dưới ánh đèn Hoa kỳ vừa tờ mờ vừa nóng bức, mà sao nó buồn ngủ dữ dội. Mới vào lớp học, bọn con trai ngồi riêng, cánh con gái ngồi riêng. Nhìn chung, thủa ban đầu và cả hết thời gian học lớp 8, chúng tôi nhìn cánh con gái không mấy thiện cảm cho lắm chứ đừng nói gì đến việc trò chuyện cùng nhau. Ấy thế mà thỉnh thoảng có vài bạn nữ đẹp cũng thích nhìn lắm, nhìn thôi mà chẳng dám nói một câu gì.
            Ngày ấy, các thầy cô giáo dạy chúng tôi như thầy Cẩn hiệu trưởng sau đó là thầy Đạt hiệu trưởng, rồi thầy Chinh, thầy Sáng, thầy Lượng, thầy Phương, thầy Xuân, thầy Lự, thầy Quỳnh, cô Ngọc, cô Băng, cô Mận, cô Huệ, cô Thanh, cô Yên … Ôi nhớ lắm, các thầy cô sao mà dữ thế, sao mà nghiêm thế! Bọn chúng tôi rất ít đứa dám nói chuyện với thầy cô ngoài giờ học. Lúc đó cứ nghĩ thầy cô là bậc bề trên khó gần lắm. Có lẽ do ý nghĩ của chúng tôi là vậy, thật oan cho các thầy cô quá!.
Cuối lớp 8, lên lớp 9, chúng tôi đa số được hiện đại hóa, được lên đời là cha mẹ sắm cho mỗi đứa một chiếc xe đạp tàng tàng để đi học. Năm học lớp 9, lớp tôi được chuyển lên học ở nhà xây, lợp ngói. Đúng là đổi đời!. Nói ra các bạn đừng cười, hồi đó ở quê tôi anh N, anh K, anh T và ít anh khác thuộc hàng dân hiểu biết mà chúng tôi gọi là dân chơi. Chúng tôi nhìn các anh ấy như người ngoại quốc, bởi vì các anh ấy thuộc dân sành điệu, đi xe đạp đẹp, biết tán gái, biết ăn nói, biết mặc đẹp… Ôi sao mà mơ được như các anh ấy! Quần ống tuýp (bó sát chân) được thịnh hành một thời gian do những dân sành điệu thể hiện. Trong số học sinh của trường tôi cũng có vài người mặc, tôi nhớ là chỉ có một vài anh chị ở thị trấn Cồn ăn diện. Sau đó, thì quần ống loe ra đời. Nó cũng thế, phải là dân chơi mới dám dùng và có khả năng tài chính để được dùng!? Có lúc, lại xuất hiện một thứ mũ đội giống như con chào mào, đại thể giống cái mũ trên áo đi mưa, có hai mảnh ghép lại, trên đỉnh thì nhọn giống như dân Ả rập đội bây giờ, chỉ buổi tối hay ban đêm dân sành điệu mới đội.
Bước vào đầu năm học lớp 10, năm cuối cấp, tâm trạng chúng tôi có hơi khác, lên đời hơn. Phần vì mình là người lớn, đàn anh đàn chị của số học sinh trong trường, phần vì là năm cuối chuẩn bị bước qua ngưỡng cửa vào các trường đại học, cao đẳng, trung học. Thời gian này chúng tôi dạn dĩ hơn, gần gũi thầy cô giáo hơn, và đặc biệt gần các bạn nữ hơn. Đầu năm học thầy chủ nhiệm của lớp tôi đã nhắc nhở: các anh chị học năm cuối phải cố gắng, không được sao nhãng việc học hành và đặc biệt không được thể hiện tình cảm nam nữ mà tất cả phải học và học để thi tốt nghiệp đạt kết quả và quan trọng là thi đậu vào đại học! Ở lớp chúng tôi trong năm học này hầu như không có bạn nào viết lưu bút cho nhau, chúng tôi nghe lời thầy chủ nhiệm chăm chỉ học hành nên ngày đó có nhiều bạn học khá …Trong suốt 3 năm học tại Hải Phú, thỉnh thoảng chúng tôi được xem phim (chiếu bóng) tại UBND xã nhờ đoàn chiếu bóng lưu động. Có lần, chúng tôi vô tình được đóng vai diễn viên quần chúng tại UBND xã Hải Phú. Ngày đó, Hãng phim truyện Việt Nam có quay một bộ phim, chúng tôi đi xem. Các chú trong đoàn làm phim yêu cầu chúng tôi đứng xung quanh càng đông càng tốt và vô tình trở thành diễn viên quần chúng. Ban ngày, cánh chúng tôi cứ đi theo và mải mê ngắm nhìn các ngôi sao bấy giờ chủ yếu là chị Trà Giang và chị Như Quỳnh. Họ đẹp lắm, ăn mặc mốt và lịch sự nữa… cứ như thiên thần vậy! Thỉnh thoảng, chúng tôi có đi chợ Thượng Trại của Hải Phú. Nó giống như một chợ quê, nhưng oách hơn nhiều chợ của các xã vùng quê khác. Bởi người ta gọi là phố Thượng Trại. Đi chợ, nhưng chúng tôi chẳng mua sắm gì. Xem là chính, vì có tiền đâu mà mua bán. Chợ Thượng Trại lúc đó cũng có hạng của huyện Hải Hậu sau chợ Đông Biên, chợ Cồn…
Bây giờ, giữa chốn thị thành, thỉnh thoảng tôi về thăm quê, về nhìn ngắm lại trường cũ mà lòng cảm thấy bâng khuâng rạo rực nhớ lại các thầy cô giáo cũ không biết ai còn ai mất sau những năm tháng đã đi qua. Các bạn học cũ bây giờ mỗi đứa một phương trời, có khi gặp mặt không nhận ra nhau. Cái con đường ngày xưa ấy bây giờ được trải nhựa nhưng nó cũng chẳng rộng hơn là mấy vì con đường ở Hải Châu, Hải Phú hai bên là sông thì mở rộng sao được, chỉ có điều bây giờ nó dễ đi hơn. Đường ở Hải Thịnh bây giờ là thị trấn thì có khác nhiều, rộng hơn, đẹp hơn. Trường C3B bây giờ được xây dựng khang trang bề thế không còn thấy dáng dấp của ngôi trường nhà lá năm xưa, sân trường có hàng cây bàng tỏa bóng mát và cổng trường vẫn là cây gạo già năm xưa còn trụ lại. Có hôm, đứng ở cổng trường thấy mấy thầy cô giáo trẻ đi ngang qua gặng hỏi: Bác tìm ai đấy ạ? Nghe mà lòng tôi như quặn lại, thầy cô giáo cũ của tôi ngày nào chắc không còn ai đang dạy ở trường này nữa rồi. Năm tháng đi qua quá nhanh, mà không phải, mình bây giờ đã già thật rồi!
                                                                                    
                                                                                  Hà nội, 5/2012 – Hồng Huy

  


Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2012

Rắn !

Xin mời các bạn xem những hình ảnh lạ nhưng không lạ này nhé!

  (nhấp vào hình để xem rõ hơn)


Bụi cây gì đây?

Rắn.....

toàn là rắn...

Như một đám mây !


Rắn....

Rắn....và....
                                                                                               by NHT - 5/2012

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Long Sơn “hào khí”

Xã đảo Long Sơn thuộc thành phố Vũng Tàu, từ đây đi thêm khoảng gần 40 km nữa qua huyện Tân Thành và TX Bà Rịa thì đến trung tâm thành phố biển. Đến Vũng Tàu để tắm biển, còn về Long Sơn để ăn hải sản. Từ Tp. HCM theo quốc lộ 51, đi khoảng 80km, chưa tới Bà Rịa rẽ phải vào đảo Long Sơn khoảng 4km là đến khu nuôi hàu (hào) trên sông Dinh. Sau khi gửi xe cộ tại Đồn Biên phòng, du khách lên tàu ra bè trên sông. Dọc con sông này có rất nhiều bè, phao nuôi hào, cá các loại; nhưng đông nhất là phao nuôi hào. Dân ở đây sống bằng nghề nuôi hào, giàu cũng nhờ hào.
Đồ biển ở đây ngon, rẻ hơn ở Vũng Tàu. Ngày cuối tuần, không chỉ có dân Tp.HCM hay các nơi khác đến Long Sơn, mà ngay cả dân thành phố biển cũng lên đây để vui thú ẩm thực.
Ở Long Sơn có thú vui đặc trưng là “nhậu” trên bè. Ngoài việc người dân nơi đây sinh sống bằng nghề thả bè nuôi hào, tôm, cá trên sông Dinh. Một vài người dùng bè của mình làm điểm đón khách du lịch. Khách cứ đến bến, bến này rất đơn giản và mộc mạc, thậm chí đi trên đó dễ bị mất thăng bằng, nói đi ra bè nào thì có ghe chở đi ngay. Đi chừng mươi phút. Ở đây có rất nhiều bè, nhưng đông và nổi tiếng nhất là bè Đực Nhỏ. Một dãy nhà cột bằng cây đước, trên lợp lá dừa nước, dưới là những thùng phuy dập dềnh trên sông được trải sàn bằng gỗ. Vách không dựng kín, nên gió cứ thoải mái thốc vào, mát rượi. Bên trong, các bàn bố trí rất thấp ngồi bệt kiểu Nhật, Hàn Quốc, khách ngồi chật kín. Bàn ăn được làm bằng gỗ tre, mỗi thực khách được phát một tấm nệm để ngồi. Cái khoái chí ở đây là nhà cứ nổi bập bềnh, gió thổi vi vu, thực khách thì ngất ngây trong hương vị của đồ hải sản thơm ngon, tươi ngọt và trong men bia rượu nồng nàn. Dọc hành lang và quanh bàn ngồi, võng giăng toòng teng cũng không còn chỗ trống. Nếu quí vị nào buồn ngủ hoặc choáng men say thì cứ việc lên võng thăng thiên, tỉnh dậy ăn nhậu tiếp.
Khách đến nườm nượp vào ngày thường và nhất là những ngày cuối tuần. Họ đi theo đoàn hay cùng gia đình, bè bạn. Trước khi gọi món ăn, khách có thể hỏi qua chủ quán xin kéo thử dây nuôi hào. Người ta đập những tấm tôn – xi măng ra thành nhiều mảnh nhỏ, kể cả những vỏ xe cũ rồi cột vào dây buộc vào các can, phao thả xuống lòng sông. Con hào giống kéo đến bám vào đó mà trú ngụ, sinh sống. Chừng hơn một năm, chỉ việc kéo dây lên thu hoạch hào. Con nào lớn thì bắt trước, nhỏ để lại bắt sau. Trong các món ngon ở đây phải kể đến các món: hào, móng tay chúa, cá bống mú, cá bóp, cá dộp, tôm tích, cua ghẹ, cua đá, khúm núm…. Từng ô, từng ô tạo thành cả dãy những chiếc lưới hình ô vuông được đặt dưới sông ngay cạnh chỗ bàn khách ngồi đầy ắp những con cá, con tôm. Trông rất thích vì nó sinh động!.
bến ghe đón khách

Chủ Nhật, 6 tháng 5, 2012

NHÀ CỔ HUỲNH THỦY LÊ


Thông tin tham khảo

Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê tọa lạc số 225A đường Nguyễn Huệ, phường 2, thị xã Sa Đéc. Nhà được ông Huỳnh Thuận (cha của ông Huỳnh Thủy Lê) xây dựng năm 1895 và được trùng tu năm 1917. Ngôi nhà này có lối kiến trúc và trang hoàng hết sức độc đáo, nó thể hiện kiến trúc Đông Tây kết hợp. Cụ thể là lối kiến trúc truyền thống của Pháp cao ráo bên trong thoáng mát, tường được xây bằng gạch đặc rất dày từ 30-40cm bao lấy kết cấu khung gỗ làm tăng khả năng chịu lực. Tuy nhiên, hình dáng theo kiểu nhà truyền thống người Việt, mái lợp ngói âm dương, hai bên đầu hồi cong vút hình thuyền theo kiểu đình chùa Bắc bộ; nhằm tạo nét mềm mại cho mái.
Nhà có ba gian, đây là loại nhà truyền thống của người Việt, cửa gỗ chạm khắc rất công phu. Trang trí bên trong theo kiểu người Hoa. Các bao lơn, thành vọng sơn son thếp vàng, chạm khắc rất giống như chùa người Hoa, khung bao lơn chính giữa có chạm đôi Loan Phụng thể hiện “Loan Phụng hòa minh sắc cầm thỏa hiệp” có ý nghĩa là hạnh phúc trường tồn. Các khung bao hai bên chạm trổ chim muông hoa lá thể hiện sự sung túc của gia đình. Đặc biệt, giữa gian nhà chính có thờ Quan Công đây là tín ngưỡng truyền thống của người Hoa; đồng thời cũng thể hiện sức mạnh và sự phồn thịnh trong cuộc sống.



Ngoài nét kiến trúc độc đáo ra, ngôi nhà cổ này là nơi cư ngụ của ông Huỳnh Thủy Lê – là người tình đầu tiên của nữ văn sĩ Marguerite Duras. Mối tình này về sau trở thành hồi ký để bà viết nên tiểu thuyết nổi tiếng Người tình (The Lover) năm 1984. Tác phẩm này được đạo diễn người Pháp Jean-Jaques Annaud chuyển thể thành phim L'Amant năm 1992.


Nguồn báo Đồng Tháp.
-------------------------------------------

Thứ Năm, 3 tháng 5, 2012

Cần bảo tồn những cây cầu ngói

Cầu ngói chợ Thượng nằm trên địa bàn thôn Thượng Nông, xã Bình Minh, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định, hiện đang dần xuống cấp, nhưng hầu như không nhận được sự quan tâm bảo tồn tu bổ nào, dù đã được xếp hạng.

Kiến trúc vô giá
Từ thành phố Nam Định qua cầu Đò Quan, đi theo đường 21 khoảng 14 km, rẽ phải theo đường Trắng khoảng 5 km là đến di tích cầu ngói chợ Thượng. Cây cầu xây dựng theo lối kiến trúc độc đáo “Thượng gia hạ kiều” (trên là nhà dưới là cầu) bắc qua sông Ngọc, gần chợ Thượng, thôn Thượng Nông. Cầu được xây dựng theo kiểu tứ hàng chân, khung gỗ lim và lợp ngói nam. Ngoài giá trị lịch sử, cây cầu còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của người dân địa phương.
Cầu ngói chợ Thượng, xã Bình Minh, Nam Trực, Nam Định, xây dựng từ thời Hậu Lê (ảnh chụp năm 2010). Ảnh: Đoàn Đức Thành

Cầu ngói chợ Thượng được xây dựng từ thời Hậu Lê, với sự đóng góp công đức của bà chúa Nguyễn Thị Ngọc Xuân - cung phi của chúa Trịnh. Cầu gồm hai mố được xây dựng hoàn toàn bằng các tảng đá to nhỏ khác nhau, tảng lớn cỡ 1,7m x 0,6m x 0,4m; tảng nhỏ cỡ 0,5m x 0,4m x 0,2m, được xếp khéo léo theo thứ tự lớn dưới nhỏ trên. Tính từ mặt nước trung bình thì mố cầu rộng 3,7m, được xây vuốt theo hình thang cân, với cạnh trên là 2,84m. Mố cầu dài 6,5m, hai mố cách nhau 4,5m tạo khoảng trống cho dòng nước lưu thông và thuyền bè qua lại. Dầm cầu được làm bằng hai cây gỗ lim, đường kính 0,4m. Bên trên hai thanh dầm dọc là 4 thanh dầm ngang cũng bằng gỗ lim đường kính 0,2m, có đầu nhô ra ngoài (dùng để đỡ chân cột bên trên). Mặt cầu được tạo bởi đường giữa cầu và hai hành lang. Đường giữa cầu rộng 1,74m và được lát đá tảng xen kẽ nhau. Hai bên hành lang cũng lát đá tảng tạo phần gờ cao hơn phần mặt cầu là 0,15m.

Nhà cầu dựng bằng khung gỗ lim, mái lợp ngói nam, hai hồi xây tường, mở cửa cuốn rộng 1,7m, cao 2m, hai bên là hai cửa giả. Hai hồi đều có đại tự đắp nổi “Thượng gia kiều” bằng chữ Hán. Nhà cầu có 11 gian kết cấu kiểu kèo cầu tứ hàng chân, mỗi gian từ 1,45m đến 1,65m tạo nên một công trình dài 17,35m nối hai bờ sông. Hai hàng cột cái mỗi hàng 10 cột cạnh vuông 0,2m cao 2m đặt sát hai bên lòng xà cầu. Các cột quân lại được làm bằng trụ tròn đường kính 0,17m, cao 1,65m đặt trên các đòn ngang hai bên hông cầu. Bên trên cột là hệ thống vì kèo đỡ mái với 10 bộ được làm kiểu kèo cầu đơn giản, các hoành mái nối mộng với vì để tạo khoảng trống tối đa cho lòng cầu. Các bộ vì tạo thành những cánh tay đòn con vuông vươn qua cột cái, cột quân đến tận riềm mái.

Đặc biệt ở 3 gian giữa cầu, các nghệ nhân xưa đã xây bệ cao 0,4m dọc hai bên hành lanh, phía ngoài có lan can con song gắn mộng vào 4 cột quân giữa cầu. Bệ trở thành chỗ ngồi nghỉ ngơi, ngắm cảnh sông nước lý tưởng cho nhân dân địa phương. Ngoài ra ở hai đầu cầu đều có xây bậc thoải xuống mặt đường tạo điều kiện cho nhân dân đi lại dễ dàng.

Không phổ biến như cầu sắt, cầu đá hay cầu gỗ thông thường, cầu ngói là một dạng kiến trúc độc đáo và hiếm thấy nhất ở Việt Nam. Hiện nay, chỉ còn một số cây cầu như: Cầu ngói chùa Lương ở Hải Hậu, Nam Định; cầu ngói Thanh Toàn ở Hương Thủy, Thừa Thiên – Huế; cầu ngói Phát Diệm ở Kim Sơn, Ninh Bình.

Cần sớm có biện pháp bảo tồn

Năm 2003, cầu ngói chợ Thượng được xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, nhưng tới nay vẫn chưa có phương án bảo tồn cầu trước sự xuống cấp và mối mọt của cầu theo thời gian. Trải qua hơn hai thế kỷ tồn tại và chỉ được tu sửa một lần vào năm 1993, ở hai bên mố cầu hiện đã bị nước làm xói mòn, chân đá của cầu. Vấn đề cấp bách hiện nay đó là cần có những biện pháp kịp thời đắp lại chân cầu chống sự lún, nứt. Bên cạnh đó, một số hộ dân làm nhà, quán sát chân cầu cũng làm ảnh hưởng tới cảnh quan và môi trường sinh thái xung quanh cầu.

Ông Nguyễn Văn Kha - người quản lý cầu ngói của thôn Thượng Nông cho biết: “Do không có kinh phí thuê người trông coi và cầu gần chợ dân sinh, nên cứ khi có phiên chợ là chân cầu lại ngập rác. Ngoài ra, một số hộ dân sinh sống cạnh cầu thiếu ý thức đã xả thải rác ra khu vực chân cầu gây mất vệ sinh, cũng như ảnh hưởng tới cảnh quan di tích”.

Chị Nguyễn Thị Tho - cán bộ văn hóa xã Bình Minh cho biết: “Hiện nay di tích cầu ngói chợ Thượng đang xuống cấp nghiêm trọng, năm 2011 xã đã phối hợp với Phòng Văn hóa và Ban Quản lý di tích và danh thắng tỉnh Nam Định lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích cấp quốc gia, cũng như đề nghị các cấp xem xét hỗ trợ kinh phí để tu sửa, chống xuống cấp, nhưng đến nay vẫn chưa được xét duyệt”. Trước tình trạng cầu ngói chợ Thượng đang dần xuống cấp, rất cần có những phương án, biện pháp bảo tồn, cùng với đó là việc tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về di tích và ý thức bảo vệ những giá trị văn hóa của dân tộc.

Lê Đoàn

Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Khỉ

Sáng 30/4 bất ngờ lão Đức Nhượng rủ rê :
- Đi chơi không?
 Lưỡng lự mất mấy giây cái cổ rồi cũng mổ một phát ô-kê con gà đen .
 - Ờ quên mà đi đâu vậy?
- Cần Giờ đi chơi với khỉ !
- Cái này hay àh chơi luôn !
Hai vợ chồng nhà ĐN với mình nữa là ba, "tam nhân bất đồng hành"  May ĐN còn ghé qua cơ quan đàng vợ rước thêm một chự nữa đủ 4 khỏi lăn tăn. Thế là xuất phát, vòng vèo veo tứ mãi rồi cũng thoát khỏi Sè gòn .
Nhà Bè ơi ta đã về đây ! ta đã về đây....Kít...kít... đang ngon trớn trên xa lộ  lão ĐN kéo thắng khẩn cấp tấp vào lề tay móc bót vẻ mặt chuyển trạng thái bước xuống xe, có chuyện rồi đây ! Chả biết lão nói gì với mấy đc police mà lão quay lại xe cũng nhanh như lúc xuống, với khuôn mặt giãn ra như bánh đa vuốt nước lão ĐN nhấm nhẳn "anh em trong ngành mà !" Cái mark người nhà nước luôn luôn là một lợi thế.
Xe quẹo phải tuôn theo con đường trải nhựa, hai bên ken dày một loại cây thẳng đuột thân trắng mốc bộ rễ tua tủa như ngàn vạn con rắn ghim đầu xuống lớp bùn sình nâu đen.
Đảo khỉ đây rồi !
Welcome  quý khách vào Khu du lịch Sinh Thái  là mô hình một cây đước bằng bê - tông sừng sững giữa đường.

Bên dưới chân cột một chú khỉ bị xích cổ bằng sợi xích sắt
thỉnh thoảng phát ra tiếng lách cách.

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2012

Lang thang Cần Giờ

Mấy ngày nghỉ buồn buồn chẳng biết đi đâu...alô anh bạn rủ rê...ok!
Thế là Cần giờ thẳng tiến!
Mấy hình ảnh ghi lại của chuyến đi này. Xin chia sẻ cùng bà con cô bác.

Qua phà Bình Khánh