Tranh thủ thời gian tôi được cậu Thành nhân viên đài HTV khánh Hòa làm hướng dẫn viên cầm tài trực chỉ
Nằm sát bờ biển Nha Trang , Viện Hải Dương Học ẩn mình sau những cây bàng cao to xanh tốt
Để "hoãn cái sự hồi hộp sung sướng" ấy lại, đầu tiên đi lòng vòng xem mấy em tép riu be bé này đã
Chú cá này giống như nhân vật trong phim hoạt hình nổi tiếng "Đi tìm nero"
Mấy anh chàng khoang khở hầm hố này thuộc loài gì ...Quên mất !
Di chuyển liên tục, sục sạo, con cá mập coi bộ khó chịu trong chiếc bể kính tù túng
Chả bù cho lũ tôm có vẻ an phận nhàn nhã tụ nhau thành một đám, chắc là đang chém gió với nhau về những ngày còn tung tăng dưới đáy đại dương.
Trong Viện còn trưng bày hàng ngàn hàng vạn những mẫu vật, những tiêu bản nếu khách tham quan chỉ cần liếc mắt qua mỗi thứ vài giây, để xem hết chắc cũng mất vài ngày...
Mục đích chính hôm nay là đây : BỘ XƯƠNG CÁ VOI LƯNG GÙ
Phần đầu của ông
Phần đuôi của ông
Tôi 75 kg đứng kế bên ông cũng như... thòi lói bám gốc dừa
Cái bảng này ghi thông tin về xuất xứ bộ xương cá voi. Hì ...cũng nhờ có bộ xương của ông mà fà con nhân dân xã Hải Cường được vinh danh cả nước và nhiều nơi trên thế giới biết đến...sướng !
Thăm hết Viện Hải Dương Học có lẽ bộ xương Cá Voi Lưng Gù do bà con xã Hài Cường đào được là hoành tráng nhất, nó là "cái đinh" của viện
Còn đây là vài thông tin về "ông" khi còn đang vùng vẫy giữa đại dương : Là một loài cá voi tấm sừng hàm. một loài cá voi lớn, nó có chiều dài từ 12–16 mét , cân nặng khoảng 36.000 kilôgam . Cá voi lưng gù có một hình dạng cơ thể đặc biệt, vây ngực dài khác thường và đầu có u.Cá thường nhào lộn và trồi lên mặt nước. Con đực tạo ra bài hát phức tạp, kéo dài từ 10 đến 20 phút và được lặp đi lặp lại trong nhiều giờ tại một thời điểm. Mục đích của bài hát thì chưa rõ ràng, có thể là tín hiệu phát ra để thu hút giao phối. Loài này được tìm thấy trong đại dương và biển trên toàn thế giới, cá voi lưng gù thường di chuyển khoảng cách lên đến 25.000 kilômét mỗi năm. Cá voi lưng gù chỉ ăn ở vùng cực vào mùa hè và di cư đến các vùng nước nhiệt đới và cận nhiệt đới để giao phối và sinh sản vào mùa đông. Trong mùa đông, Cá voi lưng gù nhịn ăn và tiêu dần số mỡ dự trữ. Chế độ ăn của Cá voi lưng gù gồm có động vật thân mềm và cá.
Tương quan so sánh kích thước của cá Voi Lưng gù so với Voi Châu Phi và con người
Hồi xưa lúc tôi còn thò lò mũi xanh, ở xóm có cụ Giáp Tịnh râu tóc bạc phơ, bọn nhóc hay nhờ cụ đan lồng chim và nghe cụ kể chuyện , trong đó có chuyện ngày xửa ngày xưa các ông cố ông sơ có chôn một "ông cá voi" dân làng phải đắp mấy chục đôi chiếu hoa mới kín thân thể ông. Sau này lớn lên tôi nhớ ở cánh đồng ngoài vẫn còn ngôi miếu cổ thờ cá ông, sau này phong trào Hợp Tác Xã "làm ăn nhớn" để có những thửa ruộng "thẳng cánh cò bay" người ta đập mất dấu ngôi miếu luôn. Phải chăng đấy chính là những ký ức còn truyền lại về bộ xương cá voi này .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
--------------------------------------------------------------------
Chào bạn!
Cám ơn bạn đã dành thời gian quý báu ghé thăm Blog của hội cựu HS bọn mình!
Rất vui khi bạn để lại đôi dòng cảm nhận và đánh giá.
Chúc bạn luôn vui khỏe, hạnh phúc & thành đạt!
BLL hội cựu học sinh cấp 3b Hải Hậu
--------------------------------------------------------------------
* Bạn không có tài khoản Google vẫn có thể nhận xét bằng cách chọn hồ sơ là Tên/URL. Với Tên/URL bạn chỉ cần viết tên mình trong ô [Tên:] và bỏ trống ô [URL:]
-> xong nhấn vào [Tiếp tục] -> nhấn [Đăng nhận xét] là OK.