Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Phở Nam Định đặc sắc của vùng quê

Đã từ lâu, phở Nam Định đã trở nên quen thuộc với mọi người không chỉ trên quê hương Nam Định mà còn ở nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. Gần như phở Nam Định đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng, trong khi phở Hà Nội có vị thế tại thủ đô thì phở Nam Định cũng không hề thua kém gì phở Hà Nội. Nhưng phở Nam Định có nguồn gốc, xuất xứ riêng biệt và đặc điểm khác biệt không thể lẫn với phở của vùng khác được.
Phở Nam Định – “ lý thú” ngay từ xuất xứ và tên gọi
Qua bến Đò Quan, xuôi tỉnh lộ 55 về huyện Nam Trực trên chục cây số là tới Vân Cù. Những cái tên địa danh gắn liền với phở như Giao Cù, Tây Lạc, Vân Cù, Đồng Sơn…hay có thể gọi chung là phở Nam Định đã làm mê mẩn những thực khách khó tính nhất trên mọi miền Tổ quốc. Nhiều người cho rằng nguồn gốc của phở có thể từ Trung Quốc hay Pháp nhưng phở Vân Cù khởi nguyên từ lâu lắm, vẫn tồn tại và nổi tiếng đến giờ.
Theo lời kể của ông Cồ Viết Minh năm nay đã 75 tuổi là người làng Vân Cù- chủ cửa hàng phở Đồng Nguyên có địa chỉ tại 45 Trần Nhật Duật, thành phố Nam Định thì từ nhỏ ông đã thấy phở Vân Cù đã có từ lâu rồi. Trước những năm 1950 ông làm thuê cho cửa hiệu Hoa Kiều, sau khi hòa bình lập lại (năm 1954) ông đã mở cửa hiệu riêng. Từ những năm 1960 ông tham gia ngành Mậu dịch, năm 1975 ông chuyển về khách sạn Vị Hoàng làm việc và năm 1984 ông đã tham gia “Hội thi nấu ăn toàn quốc ngành du lịch” tại Vũng Tàu ông đã đạt một lúc cả ba giải vàng, bạc, đồng cho ba món ăn của mình. Cũng theo ông, trước đây phở Nam Định chủ yếu là phở bò và phở gà, nhưng cùng với những biến đổi theo thời gian và nhu cầu đa dạng của thực khách, phở Nam Định cũng có những thay đổi không còn nguyên vẹn hương vị ngày xưa. Từ việc chỉ chuyên bán phở bò, mà cũng là phở bò chín, đến việc có thêm phở tái, nạm, gầu, phở gà, phở kèm thịt lợn, rồi đến phở xào bò, gà…đến việc chế biến gia vị phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng của từng vùng miền của đất nước và giữa thủ đô của phở thì phở Nam Định vẫn giữ được những hương vị riêng, truyền thống.
Tại sao lại có tên là phở?
Phở Nam Định với hương vị riêng là một phần không thể thiếu trong văn hóa phở Việt Nam. Có nhiều tài liệu cho rằng phở xuất phát đầu tiên tại Nam Định ngay sau khi có nhà máy Dệt Nam Định, những gánh phở cũng xuất hiện. Đó là những gánh phở rong của người làng Vân Cù – Nam Định. Họ đã nghĩ ra một món ăn đêm để phục vụ thợ thuyền của khu công nghiệp đầu tiên của Việt Nam là những công nhân dệt.
Ngày xưa, khách ăn phở thường gọi những hàng phở gánh ở đầu phố hoặc đi rong ngoài đường. Một đầu gánh là chiếc chạn con đựng bát đũa, các lọ gia vị và có ngăn kéo đựng bánh phở, thịt bò; đầu kia là bếp lò với nồi nước dùng lúc nào cũng sôi sùng sục được đun bằng than. Khi đó người Pháp nhìn thấy gánh hàng rong với bếp lò đỏ lửa và để gọi người bán món ăn này họ gọi “PHƠ” (tiếng Pháp là FEU – có nghĩa là lửa), như vậy người bán hàng cũng hiểu là họ gọi món ăn và từ đó tên món ăn này – Phở mới chính thức được gọi như vậy.
Quy trình sản xuất bánh phở Vân Cù
Bánh phở là một trong những nguyên liệu chính tạo nên món phở, nếu thiếu nó thì đã trở thành một món ăn khác như bún, miến, mỳ…chứ không còn là phở nữa. Quy trình làm bánh phở hầu hết đều làm theo một cách làm giống nhau. Đầu tiên là việc lựa chọn gạo, gạo làm bánh phở phải là gạo ngon, đạt tiêu chuẩn, nhiều bột và bánh dai, gạo này phải được xay xát thật trắng thì khi làm ra bánh phở mới trắng và bong. Khi có gạo đạt tiêu chuẩn rồi người ra cho gạo vào ngâm nước trong khoảng thời gian nhất định để gạo ngấm đủ nước sau đó vớt gạo ra và vo đãi cho sạch nước gạo, gạo được cho vào cối xay thành bột, bột xay phải mịn thì bánh làm ra mới mềm, dai. Bột xay xong thì được chuyển sang công đoạn tráng bánh. Ngày xưa người ta tráng bánh theo cách thủ công mà cách thức giống như họ tráng bánh cuốn bây giờ, bánh tráng thủ công thì không đều, bánh dầy và cứng. Còn bây giờ người ta tráng bánh bằng máy theo hệ thống dây chuyền, chính vì vậy mà bánh đều, mỏng, bong và ngon hơn. Bánh phở được chín bằng hơi nước nóng, vì thế lò tráng bánh phải đủ nhiệt thì bánh mới chín thấu. Bánh phở thành phẩm đạt yêu cầu phải là: trắng mềm, mỏng, có độ bong, dai khi ăn vẫn có độ giòn.
Phở Nam Định – Đặc sắc ở nước dùng (nước phở)
Nước phở là điểm khác biệt lớn nhất, mang đậm tính gia truyền mà mỗi gia đình có một công thức pha chế riêng của mình. Phở ngon hay không là do chất lượng của nước dùng quyết định, đó là bí quyết mà những người thợ chỉ truyền lại cho con cháu mà không ai tiết lộ ra ngoài. Nước dùng của phở được ninh từ xương ống của bò cùng với một số gia vị. Xương rửa sạch cho vào nồi đun nước lạnh, đun lửa thật lớn cho đế khi nước đã sôi thì phải giảm bớt lửa và bắt đầu vớt bọt. Khi đã vớt hết bọt, cho thêm 1 ít nước lạnh và lại đợi nước tiếp tục sôi tiếp để vớt bọt…Cứ làm như vậy liên tục cho đến khi nước trong vắt và không còn cặn trong bọt nữa. Nước phở càng ngọt, càng trong bao nhiêu thì phở càng ngon bấy nhiêu. Đặc biệt cần chú ý là hạn chế cho muối vào nước phở, vì cho muối nhiều thì nước phở sẽ bị chát. Chỉ cần cho muối thật ít để giữ được vị mặn, thay cho muối là nước mắm. Mà nước mắm phải là loại thơm, ngon để giữ được độ trong của nước phở. Ngược lại nếu nước mắm không ngon, hay có màu thì nước phở sẽ bị gắt, bị vẩn đục và kém ngọt. Để cho nước phở ngon hơn khi hầm nhừ xương thì hãy cho ít gừng, ít sá sùng, hành khô…Sau đó, cho một ít gia vị vào và điều chỉnh độ lửa sao cho nồi nước chỉ sôi lăn tăn để giữ cho nước khỏi bị đục. Hương vị thơm ngon của nước dùng chủ yếu do các loại gia vị quyết định. Tuy nhiên, công thức của từng loại nước dùng cụ thể cho từng hiệu phở được giữ khá bí mật. Mặc dù vậy, có thể nhận thấy các loại gia vị này có thể bao gồm thảo quả, sá sùng, gừng, hoa hồi, đinh hương, hạt ngò gai, thanh quế, hành khô, tôm nõn…
Vượt ra khỏi ranh giới – trở thành “thương hiệu”
Không biết được ai sinh ra nghề phở ở Vân Cù, chỉ biết rằng ông Cồ Hữu Vặng là một trong những người đi tiên phong đưa phở gánh ra Hà Nội vào những năm 1930. Đến từ những năm 1979-1980, mặc dù kinh tế còn khó khăn nhưng thời điểm này nghề làm bánh phở và bán phở phát triển mạnh ở Hà Nội, Sài Gòn và các nơi khác…Giờ đây, phở Nam Định đang ngày càng được nhiều người biết đến, người dân Nam Định cũng tự hào là phở Nam Định đã vượt ra khỏi ranh giới đất mẹ để trở thành một món ăn được mọi người biết đến không chỉ tại quê hương mình mà còn ở mọi miền Tổ quốc với cái tên “ Phở Nam Định”.
Không những thế trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và thông tin khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, phở Nam Định có cả một trang web riêng do một người làng Vân Cù quản lý, website http://phogiatruyennamdinh.com.vn giới thiệu về phở Nam Định, về cách thức làm bánh phở…

Theo Phogiatruyennamdinh

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2011

Em tự sướng tý !

Cách đây chừng nửa tháng mình có trình diễn thử nghiệm loại hình nghệ thuật Vẽ tranh trên cát. Tuy còn nhiều vấn đề nhưng may mắn đã nhận được sự quan tâm từ phía khán giả và một số phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tin như Báo Doanh nhân Sài gòn , Tạp chí Xe và Đời sống, dưới đây là bài đăng trên Tuần san Thanh niên Online về đề tài trên
Ấn tượng tranh cát động
Dù chỉ tồn tại trong khoảnh khắc nhưng những bức tranh cát động luôn để lại ấn tượng khó phai trong lòng khán giả.
Có lẽ sự xuất hiện của nghệ sĩ Kseniya Simonova trong cuộc thi tìm kiếm tài năng Ukraine's Got Talent năm 2009 với những bức tranh cát lay động lòng người đã khiến trào lưu vẽ tranh cát động tại VN nhân rộng. Đầu năm 2010, trong chương trình Duyên Dáng VN lần thứ 21, nghệ sĩ rối Trí Đức lần đầu tiên mang đến cho khán giả một loại hình nghệ thuật mới - trình diễn nghệ thuật tranh cát động. Sau những giây phút hồi hộp và căng thẳng, Trí Đức đã thở phào nhẹ nhõm khi nhận được những tràng pháo tay hưởng ứng từ phía khán giả. Điều này cho thấy nghệ thuật tranh cát đã để lại ấn tượng lạ lẫm, thú vị và đầy thán phục nơi người xem.

Họa sĩ Thế Nhân trình diễn tác phẩm của mình - Ảnh: Trí Quang
Mới đây, trong dịp kỷ niệm 3 năm ngày thành lập diễn đàn xe hơi vietcaravan, trước gần 300 khách dự khán, màn trình diễn tranh cát động của họa sĩ Nguyễn Thế Nhân (một trong những thành viên sáng lập diễn đàn) đã cuốn hút đến mức nhiều khán giả bỏ ghế lên đứng chật cứng trên sân khấu để được “mục sở thị” loại hình nghệ thuật mới mẻ này. Với nội dung ca ngợi Tổ quốc VN, những hình ảnh như anh bộ đội hải quân đứng gác, đôi chim bồ câu tung cánh… lần lượt hiện ra dưới hai bàn tay khéo léo lướt đều trên mặt cát, cùng với âm nhạc hào hùng, kỹ thuật đèn chiếu mang đến những hiệu ứng ánh sáng xanh của biển, màu đỏ của cờ gây xúc động mạnh nơi người xem.
Ít ai biết rằng đây là buổi biểu diễn đầu tiên của họa sĩ Thế Nhân. Anh chia sẻ, việc đến với loại hình tranh cát động chỉ là để giải trí, góp vui trong những dịp họp mặt bạn bè. Hiện ở VN chưa có trường lớp nào chính thức đào tạo nghệ thuật tranh cát động nên anh phải tự học, mày mò trên các tư liệu nước ngoài, ngay cả đạo cụ biểu diễn cũng do anh tự làm. Mất 3 - 4 ngày để anh tự thiết kế, dàn màu và thử ánh sáng từ các chất liệu nhôm inox định hình, đèn tuýp nhiều màu. Biết từ TP.HCM tới nơi biểu diễn phải đi bằng xe hơi nên anh không thể lắp bàn kính theo tiêu chuẩn mà phải thay bằng bàn mica để dễ vận chuyển. Tuy nhiên, sau khi vượt hơn 50 km đường địa hình, mặt bàn đã bị cong do nóng. Thành ra, đến giờ biểu diễn, thay vì chỉ gạt cát một lần để thay đổi hình ảnh thì anh phải thực hiện thao tác này nhiều lần.
“Trình diễn tranh cát phụ thuộc vào cảm hứng của người nghệ sĩ - họa sĩ Thế Nhân nhấn mạnh - giống như chơi nhạc jazz, tùy theo cảm hứng của người chơi lúc đó mà các tác phẩm được sáng tạo nên không lúc nào giống lúc nào. Nghệ thuật này như sự hôn phối của họa và nhạc. Nghệ sĩ vẽ tranh cát động khác với người cầm cọ nhúng trên mặt toan, vẽ tranh tĩnh bạn có thể vẽ trong nhiều ngày và gạn lọc ý tưởng, còn đối với tranh động thì chỉ là vẻ đẹp tồn tại trong khoảnh khắc như một cơn mưa, cảm hứng sáng tạo biến đổi tức thời”.
Du Miên 

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

NỖI LÒNG !

THƠ HAY KHÔNG PHẢI THƠ HAY
NHƯNG MÀ GIẢI TỎA LÒNG NÀY AI ƠI
XA QUÊ MẤY CHỤC NĂM TRỜI
THÌ THẦM NỖI NHỚ ĐỨNG NGỒI KHÔNG YÊN
                                      8/2011
                                  THẾ HỒNG

Chủ Nhật, 21 tháng 8, 2011

Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2011

CHỢ CỒN TẾT XƯA

Ai về thị trấn Chợ Cồn
Mà xem chợ tết, bồn chồn nhớ xưa
Pháo nổ đì đạch cả trưa
Thôi thì đủ thứ pháo vừa, pháo to
Hàng quán thì chẳng phải lo
Trái cây , bánh đúc , lại lò bún riêu
Nhìn kìa cô gái , yêu kiều
Nhâm nhi bánh rán mà siêu cả lòng
Xế trưa thì chợ càng đông
Già trẻ , trai gái , mẹ bồng con thơ
Nhớ câu các cụ ngày xưa
Chợ cồn 26 nhớ trưa mà về

                                   20/3/07
                               THẾ HỒNG


                  
                   
                                    

TẶNG CÔ (20/11/2008)


Có ai về lại quê mình
Cho tôi nhắc gửi chút tình thăm quê
Mùa thu cái lạnh se se
Vẫn dáng cô giáo đạp xe đi về
Tuổi hưu cô vẫn nhớ nghề
Cái duyên dạy chữ chẳng hề nhạt phai
Năm nay kỉ niệm hai mươi (20/11)
Ở xa em nhớ đến người cô xưa
Chúc cô sức khỏe có thừa
Gia đình hạnh phúc đúng vừa lòng em

20/11/2008
Nguyễn Thế Hồng

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

Giao lưu với Hoa12H tại Sài gòn

Được tin Bạn Hoa12H đi công tác tại SG. Hội cuuhocsinhc3hh đã cử đại diện đón tiếp, vài hình ảnh ghi lại cuộc họp mặt tại nhà hàng Hương Rừng 371 Nguyễn Trãi, Q.1

Hoa 12H
Hoa12H & Đức Nhượng
Hoa12H & Thế Nhân
Cả 3 cùng cụng ly mừng hội ngộ

Thứ Ba, 2 tháng 8, 2011

Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc

Ngày 31/7/2011, mình có dịp đi thăm Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, xin chia sẻ một số tấm ảnh cho hội xem- NHT


Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc thuộc phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp với diện tích 3,6 ha là công trình ghi ơn cụ Nguyễn Sinh Sắc - nguời đã sinh thành ra vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam - Chủ tịch Hồ Chí Minh. Công trình xây dựng được khánh thành ngày 13-12-1977.
Nguyễn Sinh Sắc (còn gọi là Nguyễn Sinh Huy), sinh năm 1862 tại Nghệ An. Nguyễn Sinh Huy là con của ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy. Cụ là con của một gia đình nông dân nghèo, chất phác. Cha, mẹ mất sớm, Cụ phải vất vả lao động kiếm sống và có ý chí học hành.
Là một cậu bé hiền lành, thông minh, ham học, Nguyễn Sinh Huy được nhà nho Hoàng Xuân Đường cảm cảnh nhận làm con nuôi và cho học hành tử tế. Nguyễn Sinh Huy được người cha nuôi, cũng là thầy giáo, gả con gái của mình là Hoàng Thị Loan làm vợ. Cụ có 3 người con trai và 1 người con gái. Người con trai thứ 4 tên là Nguyễn Sinh Nhuận (Xin) mất sớm không lâu sau khi bà Hoàng Thị Loan qua đời. Con gái đầu là Nguyễn Thị Thanh, còn gọi là O (cô) Chiêu Thanh, con trai giữa là Nguyễn Sinh Khiêm, thường gọi là Cả Khiêm. Người con trai thứ 3 của CụNguyễn Sinh Cung tức Hồ Chí Minh.
Năm 1891, Nguyễn Sinh Huy vào Vinh thi tú tài nhưng không đỗ. Năm 1894, Nguyễn Sinh Huy tham dự kỳ thi Hương và đỗ cử nhân tại trường thi Nghệ An. Năm 1901, Cụ đỗ Phó bảng. Sau khi đỗ Phó bảng, Cụ chỉ ra làm quan một thời gian ngắn rồi cáo quan, sau đó Cụ vào Nam b làm nghề thầy thuốc giúp dân nghèo, đã gặp nhiều nhà chí sỹ yêu nước và bị mật thám Pháp theo dõi. Cụ đã sống cuộc đời thanh bạch cho đến lúc qua đời năm 1929 tại Cao Lãnh, được nhân dân mến mộ và thương tiếc, Lăng mộ của Cụ được nhân dân xây cất tử tế.
Toàn bộ khu di tích chia làm ba khu vực: Khu mộ cụ Phó bảng, nhà sàn Bác Hồ và ao sen. Bên trong khu mộ có nhà trưng bày về cuộc đời của Cụ Nguyễn Sinh Sắc và nhà trưng bày về cuộc đời và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tất cả những công trình nơi đây không những được xây dựng rất kỳ công mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc. Vòm mộ hướng về phía Đông, là một cánh hoa sen cách điệu, có dáng dấp hình bàn tay xoè úp xuống, trên là 9 con rồng cách điệu tượng trưng cho hình ảnh nhân dân đồng bằng sông Cửu Long chở che, ôm ấp cho Cụ. Ngôi mộ cụ Phó bảng được ốp đá hoa cương, núm mộ hình chữ nhật màu xám tro. Phía trước vòm mộ là hồ sen hình ngôi sao năm cánh, giữa hồ sừng sững một đài sen trắng cách điệu cao 6,5 m, tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch của cụ Nguyễn Sinh Sắc và cũng là biểu tượng cho quê hương Đồng Tháp yêu quý vươn thẳng giữa lòng Tổ quốc Việt Nam.
Bên cạnh Khu mộ Cụ là Nhà sàn Bác Hồ được thiết kế đúng theo tỷ lệ với ngôi nhà sàn Bác ở Hà Nội, để cho những người dân ở miền Nam không có điều kiện ra miền Bắc có thể biết được ngôi nhà của Bác. Khung cảnh nơi đây mang lại cho bạn một cảm giác thư thái nhẹ nhõm với hàng trăm loại cây trái, hoa, cây cảnh quý hiếm được bà con địa phương và các tỉnh bạn hiến tặng. Bên trái ngôi mộ có cây khế trên 200 tuổi, bên phải ngôi mộ có cây xộp trên 300 tuổi. Với những nét độc đáo đó ngày 09/04/1992 Khu di tích được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử văn hoá cấp quốc gia.
Hằng năm cứ vào ngày 27/10 âm lịch, bà con xa gần ở các nơi hội tụ về đây tồ chức lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong không khí trang nghiêm, trọng thể, đông vui như một ngày hội lớn mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.


cổng chính khu di tích





nhà sàn Bác Hồ





hướng dẫn viên đang thuyết trình về cuộc đời Cụ Phó bảng


Di ảnh của Cụ được vẽ lại theo ảnh trong hồ sơ của mật thám Pháp





cây Xộp trên 300 tuổi









hàng cây Sao cao vút từ cổng chính đi vào

       Photo: NHT 31/7/2011 (do thời tiết không được tốt nên ảnh không được đẹp, mong thông cảm!)