Xã đảo Long Sơn thuộc thành phố Vũng Tàu, từ đây đi thêm khoảng gần 40 km nữa qua huyện Tân Thành và TX Bà Rịa thì đến trung tâm thành phố biển. Đến Vũng Tàu để tắm biển, còn về Long Sơn để ăn hải sản. Từ Tp. HCM theo quốc lộ 51, đi khoảng 80km, chưa tới Bà Rịa rẽ phải vào đảo Long Sơn khoảng 4km là đến khu nuôi hàu (hào) trên sông Dinh. Sau khi gửi xe cộ tại Đồn Biên phòng, du khách lên tàu ra bè trên sông. Dọc con sông này có rất nhiều bè, phao nuôi hào, cá các loại; nhưng đông nhất là phao nuôi hào. Dân ở đây sống bằng nghề nuôi hào, giàu cũng nhờ hào.
Đồ biển ở đây ngon, rẻ hơn ở Vũng Tàu. Ngày cuối tuần, không chỉ có dân Tp.HCM hay các nơi khác đến Long Sơn, mà ngay cả dân thành phố biển cũng lên đây để vui thú ẩm thực.
Ở Long Sơn có thú vui đặc trưng là “nhậu” trên bè. Ngoài việc người dân nơi đây sinh sống bằng nghề thả bè nuôi hào, tôm, cá trên sông Dinh. Một vài người dùng bè của mình làm điểm đón khách du lịch. Khách cứ đến bến, bến này rất đơn giản và mộc mạc, thậm chí đi trên đó dễ bị mất thăng bằng, nói đi ra bè nào thì có ghe chở đi ngay. Đi chừng mươi phút. Ở đây có rất nhiều bè, nhưng đông và nổi tiếng nhất là bè Đực Nhỏ. Một dãy nhà cột bằng cây đước, trên lợp lá dừa nước, dưới là những thùng phuy dập dềnh trên sông được trải sàn bằng gỗ. Vách không dựng kín, nên gió cứ thoải mái thốc vào, mát rượi. Bên trong, các bàn bố trí rất thấp ngồi bệt kiểu Nhật, Hàn Quốc, khách ngồi chật kín. Bàn ăn được làm bằng gỗ tre, mỗi thực khách được phát một tấm nệm để ngồi. Cái khoái chí ở đây là nhà cứ nổi bập bềnh, gió thổi vi vu, thực khách thì ngất ngây trong hương vị của đồ hải sản thơm ngon, tươi ngọt và trong men bia rượu nồng nàn. Dọc hành lang và quanh bàn ngồi, võng giăng toòng teng cũng không còn chỗ trống. Nếu quí vị nào buồn ngủ hoặc choáng men say thì cứ việc lên võng thăng thiên, tỉnh dậy ăn nhậu tiếp.
Khách đến nườm nượp vào ngày thường và nhất là những ngày cuối tuần. Họ đi theo đoàn hay cùng gia đình, bè bạn. Trước khi gọi món ăn, khách có thể hỏi qua chủ quán xin kéo thử dây nuôi hào. Người ta đập những tấm tôn – xi măng ra thành nhiều mảnh nhỏ, kể cả những vỏ xe cũ rồi cột vào dây buộc vào các can, phao thả xuống lòng sông. Con hào giống kéo đến bám vào đó mà trú ngụ, sinh sống. Chừng hơn một năm, chỉ việc kéo dây lên thu hoạch hào. Con nào lớn thì bắt trước, nhỏ để lại bắt sau. Trong các món ngon ở đây phải kể đến các món: hào, móng tay chúa, cá bống mú, cá bóp, cá dộp, tôm tích, cua ghẹ, cua đá, khúm núm…. Từng ô, từng ô tạo thành cả dãy những chiếc lưới hình ô vuông được đặt dưới sông ngay cạnh chỗ bàn khách ngồi đầy ắp những con cá, con tôm. Trông rất thích vì nó sinh động!.
bến ghe đón khách |
can, phao cột dây neo giữ các vật thể nuôi hào dưới nước |
chiến lợi phẩm là hào (hàu) |
thực khách vui vẻ |
cá bóp trong lồng lưới |
lồng lưới nuôi thả cá |
nhà bè Đực Nhỏ |
du ngoạn khi hoàng hôn về by NHT |
Tập đi bữa nào vậy? Trưa thứ bảy (19/5) bọn mình cũng lai rai tại đây từ 11 giờ tới 15 giờ thì dzìa Sài Gòn.
Trả lờiXóaNhậu nơi đây đã thiệt.
mới đây thôi 20/5/2012.
Trả lờiXóaMới đọc cái "tit" tưởng Đc Tập có bài xã luận, té ra là "hàu"... khí. Dưng mà NHT toàn đi ăn mảnh thế này, chỉ thấy "hào" mà chưa được "khí" lắm, lần sau có đi nhớ ới cho anh em đu theo nhé...
Trả lờiXóa